Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

PP-DVD linh hoạt cung cấp mọi dịch vụ dựa theo nhu cầu hợp pháp của khách hàng, giúp khách hàng thoải mái lựa chọn gói dịch vụ hợp lý. PP-DVD cung cấp “Dịch vụ thành lập doanh nghiệp” với nội dung như sau:

1. Gói dịch vụ:

PP-DVD cung cấp 02 gói dịch vụ thành lập doanh nghiệp tùy vào nhu cầu của khách hàng:

Với các gói dịch vụ trên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đi vào hoạt động ngay mà không cần phát sinh thêm chi phí (trừ ngành nghề kinh doanh có điều kiện).

2. Công việc của PP-DVD

    • Tư vấn thành lập doanh nghiệp gồm ngành nghề kinh doanh, tên công ty, loại hình doanh nghiệp, trụ sở kinh doanh, vốn điều lệ, cổ phần…;
    • Hướng dẫn chuẩn bị tài liệu cần thiết;
    • Soạn hồ sơ, đại diện khách hàng nộp, theo dõi hồ sơ, nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
    • Khai thuế ban đầu;
    • Khắc dấu tròn doanh nghiệp, dấu tên và dấu chức danh;
    • Làm bảng hiệu doanh nghiệp;
    • Đăng ký tài khoản ngân hàng;
    • Đăng ký chữ ký số;
    • Đăng ký hóa đơn điện tử.
    • Bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Thông tin doanh nghiệp cần cung cấp cho PP-DVD

Khách hàng chỉ cần cung cấp 03 trường thông tin đơn giản:

    • Thông tin dự kiến: địa chỉ, tên doanh nghiệp, loại hình, ngành nghề kinh doanh, danh sách, thông tin thành viên/cổ đông, Người đại diện theo pháp luật dự định đăng ký…;
    • Vốn điều lệ và tỷ lệ vốn góp;
    • CMND/CCCD của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông/người đại diện theo pháp luật.

4. Hồ sơ 

    • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo biểu mẫu tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
    • Điều lệ công ty;
    • Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH), cổ đông (đối với Công ty Cổ phần);
    • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ sở hữu/các thành viên/cổ đông và người đại diện theo pháp luật;
    • Giấy uỷ quyền.

5. Trình tự, thủ tục thực hiện

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị giấy tờ cần thiết

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Bước 3: Sở kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả

Bước 4: Nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 5: Thủ tục sau khi thành lập công ty (Áp dụng  đối với Gói Cao cấp)

    • Treo bảng hiệu;
    • Đăng ký chữ ký số;
    • Đăng ký tài khoản ngân hàng;
    • Đăng ký khai thuế qua mạng;
    • Thông báo mẫu hoá đơn GTGT;
    • Phát hành hoá đơn GTGT.

Bước 6: Thủ tục khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

Bước 7: Bàn giao (tùy theo Gói dịch vụ)

    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
    • Con dấu;
    • Hồ sơ thành lập doanh nghiệp;
    • Hóa đơn GTGT;
    • Thông báo về việc sử dụng hóa đơn điện tử;
    • Thông báo mở tài khoản ngân hàng;
    • Thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử;
    • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử;
    • Giấy chứng nhận sử dụng chứng thư số;
    • Token kê khai thuế qua mạng.

6. Lưu ý

Sau khi thành lập, có nhiều phạm vi công việc buộc phải làm mà hầu hết các doanh nghiệp mới đều thiếu sót, dẫn đến bị xử phạt không đáng có như:

    • Kê khai thuế ban đầu
    • Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản
    • Mua chữ ký số
    • Treo bảng hiệu
    • Thủ tục phát hành hóa đơn
    • Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn góp
    • Tham gia bảo hiểm cho người lao động.

7. Các câu hỏi thường gặp 

(1) Có thể nộp hồ sơ thành lập công ty theo những phương thức nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:

    • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
    • Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;
    • Nộp hồ sơ qua mạng thông tin điện tử.

(2) Có bao nhiêu vốn mới có thể thành lập công ty?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, việc kê khai vốn bao nhiêu là quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về vốn điều lệ của công ty, trừ các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định.

(3) Có bắt buộc phải treo biển hiệu Công ty hay không?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có nghĩa vụ gắn tên tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện. Tên doanh nghiệp được gắn trên biển hiệu công ty, đây là nghĩa vụ bắt buộc, công ty nào không thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

(4) Có bắt buộc mở tài khoản ngân hàng hay không?

Hiện nay không có quy định nào bắt buộc doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, việc mở tài khoản ngân hàng giúp doanh nghiệp thuận lợi khi giao dịch, làm việc với khách hàng, đối tác. Hơn nữa, các giao dịch thông qua tài khoản ngân hàng còn là điều kiện cần để chứng minh hợp lệ đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên; để chi phí doanh nghiệp đủ điều kiện được trừ khi tính thuế TNDN và khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

(5) Có bắt buộc phải khắc dấu Công ty không?

Luật Doanh nghiệp năm 2020 không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải có con dấu. Hơn nữa, hình thức, số lượng của con dấu, việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu sẽ do doanh nghiệp tự quyết định và ghi nhận trong điều lệ của doanh nghiệp. Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp năm 2020 không còn bắt buộc doanh nghiệp phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể sử dụng con dấu. Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp cần có con dấu để thuận tiện trong công tác giao dịch với đối tác, khách hàng, cơ quan nhà nước…

(6) Có bắt buộc phải mua chữ ký số không?

Theo Khoản 3 Điều 26 Luật Doanh nghiệp năm 2020, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Như vậy, doanh nghiệp không bắt buộc phải sử dụng chữ ký số trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên hiện nay nhiều thủ tục thực hiện bằng phương thức điện tử, đòi hỏi doanh nghiệp cần có chữ ký số để thực hiện. Do vậy, mua chữ ký số vẫn là điều cần thiết.

(7) Có thể đăng ký chung cư làm trụ sở công ty hay không?

Căn cứ Khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014, chung cư và nhà tập thể không được đăng ký làm trụ sở công ty cũng như địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty.

(8) Công ty chưa có doanh thu, chi phí có phải kê khai và nộp thuế hay không?

Sau khi thành lập công ty, dù không phát sinh doanh thu và chi phí thì doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế môn bài (hiện nay được miễn cho năm đầu tiên) và phải kê khai thuế định kỳ như sau:

    • Đối với kê khai thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn kê khai và nộp thuế công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT).
    • Đối với báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Doanh nghiệp vẫn cần phải kê khai dù chưa xuất hóa đơn giá trị gia tăng của công ty (nếu Công ty đã thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng).
    • Đối với báo cáo tài chính cuối năm: Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cuối năm cho năm hoạt động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *