Dịch vụ thay đổi ngành nghề kinh doanh

PP-DVD linh hoạt cung cấp mọi dịch vụ dựa theo nhu cầu hợp pháp của khách hàng, giúp khách hàng thoải mái lựa chọn gói dịch vụ hợp lý. PP-DVD cung cấp “DỊCH VỤ THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH” với nội dung như sau:

1. PHÍ DỊCH VỤ: 600.000 VND

2. THỜI GIAN THỰC HIỆN: Chỉ từ 4 ngày làm việc

3. CÔNG VIỆC CỦA PP-DVD

    • Tư vấn ngành nghề doanh nghiệp dự kiến bổ sung;
    • Tư vấn quy trình, thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh;
    • Tư vấn điều kiện, yêu cầu đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
    • Hướng dẫn chuẩn bị tài liệu cần thiết;
    • Soạn hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh;
    • Mã hóa ngành nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp đúng quy chuẩn pháp luật;
    • Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ bổ sung/thay đổi tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
    • Theo dõi hồ sơ, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư;
    • Nhận kết quả và báo khách hàng.

4. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP CẦN CUNG CẤP CHO PP-DVD

    • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
    • Mô tả ngành nghề cần bổ sung.

5. HỒ SƠ

    • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT;
    • Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh;
    • Giấy ủy quyền của doanh nghiệp cho PP-DVD đại diện thực hiện thủ tục.

6. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ, giấy tờ cần thiết để đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tại Sở kế hoạch và Đầu tư;

Bước 3: Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả;

Bước 4: Cập nhật thông tin cho khách hàng về kết quả.

7. LƯU Ý

    • Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 là danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Các ngành nghề này đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện (bằng cấp chuyên môn, địa điểm, vốn, an toàn…) theo quy định pháp luật.
    • Do đó, điều kiện tiên quyết để được đăng ký ngành nghề là doanh nghiệp phải có các giấy tờ chứng minh điều kiện của mình. Sau khi được điều chỉnh ngành nghề, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm duy trì và tuân thủ điều kiện trong suốt quá trình hoạt động để tránh các trường hợp bị phạt không đáng có.

8. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

(1) Thời hạn bổ sung ngành nghề kinh doanh?

Căn cứ Khoản 2, Điều 30 và Khoản 2 điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020, việc bổ sung ngành nghề kinh doanh phải được thực hiện trong vòng 10 ngày, kể từ ngày Công ty có sự thay đổi ngành nghề kinh doanh.

(2) Mã ngành nghề kinh doanh được áp dụng theo quy định nào?

Hiện nay, mã ngành nghề kinh doanh được thực hiện theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề.

(3) Mức phạt chậm thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh?

Căn cứ vào Điều 49, Nghị định số 122/2021/NĐ-CP, với việc chậm thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp có thể bị phạt đến 20.000.000 đồng (chậm nộp đến 90 ngày); trường hợp sau 90 ngày sẽ bị xem là hành vi không thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và đối diện mức phạt lên đến 30.000.000 đồng.

(4) Công ty không đáp ứng đủ điều kiện về ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì có được đăng ký bổ sung không?

Không. Doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện cụ thể thì mới được đăng ký bổ sung.

(5) Sau khi đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp không thể đáp ứng được điều kiện nữa, Công ty giữ nguyên tình trạng như vậy có được không?

Không. Căn cứ quy định pháp luật, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện kinh doanh, tự chịu trách nhiệm kê khai và đảm bảo về điều kiện kinh doanh theo quy định. Do đó, khi không còn đáp ứng được điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *