Quy trình thủ tục xóa chấp sổ đỏ tại ngân hàng

PP-DVD cung cấp “QUY TRÌNH THỦ TỤC XÓA CHẤP SỔ ĐỎ TẠI NGÂN HÀNG” với nội dung như sau:

  1. PHÍ DỊCH VỤ: Liên hệ để biết thêm chi tiết.
  2. THỜI GIAN THỰC HIỆN: Chỉ từ 3-5 ngày làm việc.
  3. CÔNG VIỆC CỦA PP-DVD:
  • Tư vấn về thủ tục đăng ký xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng;
  • Hướng dẫn chuẩn bị tài liệu cần thiết;
  • Soạn, hoàn thiện hồ sơ đăng ký xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng;
  • Đại diện nộp, theo dõi hồ sơ;
  • Nhận thông báo chấp nhận tạm dừng hoạt động;
  • Hỗ trợ thực hiện các vấn đề phát sinh (nếu có).
  1. THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP CHO PP-DVD
  • Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của bên nhận thế chấp (Ngân hàng) (Bản chính);
  • Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí xóa đăng ký thế chấp (nếu có).
  1. HỒ SƠ
  • Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính);
  • Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm hoặc văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại trong trường hợp xóa đăng ký thế chấp khi Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm. Nộp 01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu;
  • Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
  • Giấy ủy quyền của doanh nghiệp/cá nhân cho PP-DVD đại diện thực hiện thủ tục (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
  1. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị giấy tờ cần thiết.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký xóa thế chấp sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận một cửa ở địa phương.

Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả.

Bước 4: Nhận kết quả là nhận lại Giấy chứng nhận có ghi nội dung xóa đăng ký thế chấp được thể hiện rõ tại Trang bổ sung và có đóng dấu đỏ.

  1. LƯU Ý

Khoản 1 Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/09/2017, bên thế chấp được xóa đăng ký thế chấp nếu thuộc trong các trường hợp sau:

  • Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;
  • Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác;
  • Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;
  • Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;
  • Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;
  • Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
  • Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật;
  • Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;
  • Theo thỏa thuận của các bên.
  1. CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
  • Cơ quan nào có thẩm quyền xóa thế chấp sổ đỏ?

Hiện nay có 2 cơ quan có thẩm quyền xóa đăng ký thế chấp sổ đỏ theo quy định đó là:

Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện;

Văn phòng đăng ký đất đai – Sở Tài nguyên và môi trường.

  • Chi phí giải chấp sổ đỏ?

Pháp luật hiện hành chưa có quy định nào liên quan tới thuế, phí giải chấp sổ đỏ. Tuy nhiên, để được làm thủ tục xóa thế chấp, bạn cần trả hết toàn bộ số tiền nợ ngân hàng bao gồm cả gốc lẫn lãi. Cùng với đó, bạn sẽ phải trả phí công chứng, phí giải quyết thủ tục hành chính tại các đơn vị nhận hồ sơ,… trong quá trình chuẩn bị hồ sơ giải chấp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *